Tổ chức sự kiện tiếng anh là gì? Một số thuật ngữ chuyên ngành

Đánh giá post

Bạn đã biết tổ chức sự kiện tiếng anh là gì chưa? Hay những thuật ngữ tổ chức sự kiện được sử dụng trong ngành sự kiện ở Việt Nam? Để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, MARCOM với kinh nghiệm nhiều năm tổ chức sự kiện đã tổng hợp lại và chia sẻ đến các bạn qua bài viết dưới đây!

MARCOM giải thích tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?
MARCOM giải thích tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?

Tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?

Để có thể hiểu được tổ chức sự kiện tiến anh là gì thì trước hết bạn phải hiểu về khái niệm tổ chức sự kiện là gì?

Tổ chức sự kiện là hoạt động thực hiện các công việc như lên kế hoạch triển khai, kịch bản chương trình sự kiện, thiết kế, chi phí,… Kiểm soát sự kiện từ lúc bắt đầu đến kết thúc, xử lý các tình huống phát sinh đảm bảo cho sự kiện diễn ra thành công nhất. Tổ chức sự kiện thông qua các hình thức hội nghị, triển lãm, hội chợ,… nhằm mục đích truyền đạt những thông điệp nhất định đến những người tham gia sự kiện và xã hội.

Tổ chức sự kiện được dịch sang tiếng anh có nghĩa là Event Management. Ngoài ra Event Management còn mang nhiều nghĩa tiếng việt khác trả lời cho các câu hỏi:

  • Ban tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?
  • Nghề tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?
  • Người tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?
  • Ngành tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?

Tại sao cần tìm hiểu thuật ngữ tổ chức sự kiện bằng tiếng anh?

Khi cần dịch nghĩa của một cụm từ, câu văn hay đoạn văn sang tiếng anh. Bạn sẽ làm như thế nào?
Nếu là người thông thạo, chắc chắn bạn có thể tự dịch ngay lập tức. Còn nếu không, bạn sẽ nhờ đến sự trợ giúp của các công cụ hỗ trợ. Có thể kể đến như google dịch, từ điển, phần mềm tra câu,… Nhưng một điều cần chú ý ở đây là sự chuyên nghiệp. Đối với mỗi ngành nghề, sẽ có những cụm từ riêng. Ám chỉ chức vị, hành động, việc làm. Và khi được thể hiện bằng tiếng anh cũng vậy.

Ví dụ như:

Tổ chức sự kiện là từ tiếng Việt, khi dịch sang tiếng anh là Event Management. Tức có thể dịch ngược lại là quản lý sự kiện. Đây mới là từ chính thống, thể hiện đúng nhất bản chất của nghề tổ chức sự kiện.

Tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Tổ chức sự kiện chuyên nghiệp

Một số thuật ngữ chính trong ngành tổ chức sự kiện

Event coordinator – Điều phối viên sự cố hay điều phối viến sự kiện

Người điều phối sự cố là người phụ trách nhân sự của đội. Họ có quyền cao nhất để quản lý tất cả các nhân viên bên dưới. Người điều phối sự kiện đóng vai trò là người điều phối chi tiết công việc để đảm bảo việc lập kế hoạch và diễn ra suôn sẻ. Người điều phối sự kiện phải có khả năng giao tiếp tốt, chú ý đến các chi tiết và sắp xếp, tổ chức công việc hợp lý.

Event phanner – Người lập kế hoạch sự kiện

Người lập kế hoạch tổ chức sự kiện là người đóng vai trò sống còn cho một sự kiện. Các công việc họ đảm nhiệm là vô cùng nhiều: catering, logistic, lựa chọn địa điểm, làm việc với các bộ phận khác để đảm bảo chương trình diễn ra hiệu quả. Những người Event planner phải có các kỹ năng nói, viết, thương lượng, đàm phán. Và luôn giữ được bình tĩnh với môi trường áp lực cao.

Event manager – Người quản lý sự kiện

Event manager phối hợp cùng Event coordinator để đảm bảo sự kiện diễn ra êm đẹp nhất. Công việc và vai trò của quản lý sự kiện khá linh hoạt. Nếu nhân viên tổ chức sự kiện có vấn đề gì phát sinh cũng có thể trao đổi với họ. Người quản lý sự kiện cần biết lắng nghe, hướng dẫn và giúp đỡ nhân viên để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong sự kiện đó.

Artistic director – Đạo diễn nghệ thuật

Đạo diễn chỉ đạo mỹ thuật là người trực tiếp điều hành bên giám đốc sáng tạo và thiết kế sự kiện. Giám đốc nghệ thuật cũng cần phối hợp với bộ phận truyền thông, bộ phận marketing để tìm cơ hội và nhà tài trợ cho đêm diễn.

Director – Đạo diễn

Director thuộc quyền quản lý của Artistic director và có trách nhiệm giám sát nghệ thuật chung của sự kiện. Đạo diễn sẽ làm việc với bộ phận thiết kế và ban quản lý sản xuất để đảm bảo các ý tưởng, kịch bản được thực hiện đồng nhất xuyên suốt sự kiện.

Marketing/Publicity Manager – Quản lý Marketing/ Quảng bá sự kiện

Đây là những người phụ trách quảng bá và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, đơn vị tổ chức. Họ làm việc với các cơ quan quản lý hình ảnh, cơ quan báo chí trong các hoạt động chụp hình, quay phim tư liệu cho sự kiện. Họ sản xuất poster, tờ rơi, các ấn phẩm quảng cáo và phân phát chúng. Đồng thời họ cũng kết hợp với bộ phận điều phối sự kiện và chỉ đạo nghệ thuật tham gia quá trình kêu gọi các khoản tài trợ cho chương trình.

Một số thuật ngữ khác bằng tiếng anh

Dịch vụ tận tâm, uy tín
Dịch vụ tận tâm, uy tín

A

  • Agenda: lịch trình.
  • Agency: công ty truyền thông, tiếp thị và quảng cáo chuyên nghiệp.
  • AV System (Audio Video System): hệ thống âm thanh và ánh sáng.
  • Amount: thành tiền.
  • Anniversary: lễ kỷ niệm.
  • Accommodation: cơ sở lưu trú.
  • Award Ceremony: Lễ trao giải.
  • Aerial silk: đu dây lụa.

B

  • Banquet Hall: phòng tiệc.
  • Buffet: bữa tối tự chọn.
  • Budget: ngân sách
  • Backstage: hậu trường.
  • Brainstorming: phương pháp động não để đưa ra ý tưởng bằng thảo luận nhóm.
  • Body painting: nghệ thuật vẽ trên cơ thể người.

C

  • Check-in: kiểm tra khách tham dự.
  • Check-list: danh sách việc cần làm.
  • Celebrity: người nổi tiếng.
  • Classroom style: sắp xếp đồ đạc theo phong cách lớp học.
  • Client: khách hàng.
  • Commission: hoa hồng, tiền %/
  • Concept: ý tưởng chính.
  • Contract: hợp đồng.
  • Confetti: pháo long lanh.
  • Customize: tùy chỉnh.

D

  • Dancing group: nhóm nhảy.
  • Deadline: hạn chót.
  • Delegate card: thẻ đại biểu.
  • Decoration: trang trí.
  • Design: thiết kế.
  • Die cut: bế (cắt theo khuôn)
  • Dimension: kích thước.
  • Discount: giảm giá.
  • Door gift: quà tặng khách trước khi ra về.

E

  • Entertainment: giải trí.
  • Event flow: kịch bản chương trình.
  • Event crew: đội ngũ tổ chức sự kiện.
  • Equipment: thiết bị.
  • Entrance: lối vào.
  • Exit: lối thoát hiểm.
  • Exhibition: triển lãm.
  • Estimated cost: giá ước tính.

F

  • F&B (Food & Beverage): đồ ăn và thức uống.
  • Floor plan: sơ đồ bố trí các hạng mục tại địa điểm.
  • Flycam: thiết bị bay điều khiển từ xa để quay phim.
  • Foyer: sảnh ngoài sảnh tiệc.
  • Follow spotlight: đèn được điều khiển thủ công, tập trung vào các đối tượng hoặc người.
  • Flip chart: một loại bảng được lật qua lại trên một mặt phẳng thẳng đứng trên một giá đỡ trong khi thuyết trình và thảo luận.
  • Finger-foods: tiệc nhẹ, phục vụ các món ăn nhỏ vừa đủ cho bàn tay của bạn.
  • Free flow: phục vụ đồ uống không giới hạn.
  • Feedback: phản hồi

G

  • Generator: máy phát điện.
  • Groundbreaking: lễ động thổ.
  • Guest: khách tham dự sự kiện.

H

  • Horizontal banner: biểu ngữ ngang.
  • Human statue: tượng người.

I

  • Invoice: hóa đơn
  • Invitation: thiệp mời.
  • Invite: mời.
  • Interpreter: thông dịch viên.

K

  • Key moment: đặc biệt quan trọng nhất của chương trình.
  • KOLs: những người có ảnh hưởng.
  • Key visual: hình ảnh chính.
  • Keynote speaker: diễn giả chính.
  • Kick off: bắt đầu, khởi chạy.

Trên dây là một số thuật ngữ trong ngành tổ chức sự kiện, hy vọng có thể giúp bạn làm rõ được thắc mắt “tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?” hay các thông tin liên quan. Nếu bạn còn có câu hỏi nào về tổ chức sự kiện hãy để lại lời nhắn cho MARCOM. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi của bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc các bạn thành công!

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ QUỐC TẾ MARCOM

  • Hotline: 098.269.8826 (Mr. Nguyễn Tú)
  • Email: sukienmarcom.vn@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/sukienmarcom.vn
  • Địa Chỉ VP: Số 192 Đường Giải Phóng – Quận Thanh Xuân – TP Hà Nội
  • Kho 1: Số 128 Đường Văn Quán, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
  • Kho 2: Số 193 Đường Chiến Thắng, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
  • Kho 3: Số 168 Bùi Sỹ Tiêm, Phường Tiền Phong, Thành Phố Thái Bình
  • Kho 4: Đường Lộc Hoà – Thành Phố Nam Định
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo
098 269 8826